Cải cách châm cứu Thừa Đạm An

Viết trong chuyên luận năm 1931 Trung Quốc châm cứu trị liệu học (中國針灸治療學), Thừa Đạm An cho rằng "đường đi của các huyệt đạo mà tổ tiên ghi chép lại hầu hết đều thiếu chi tiết".[10] Do đó, cuốn sách của ông là một nỗ lực nhằm "(xác định lại) các điểm châm cứu và kinh lạc để tương quan chặt chẽ hơn với sự phân bố thần kinh ngoại biên" nhằm mang lại sự tin cậy hơn cho châm cứu.[11] Cuốn sách, một phần lấy cảm hứng từ các tác phẩm về châm cứu từ thời nhà Tống,[12] được đón nhận tích cực khi phát hành và tái bản lần thứ tám vào tháng 5 năm 1937.[10]

Thừa Đạm An thực hiện những thay đổi triệt để đối với việc thực hành châm cứu. Trong khi châm cứu trước đây chỉ thực hiện song song với lấy máu, cho phép "lưu thông trôi chảy" trong mạch máu, ông lập luận châm cứu dẫn đến máu bị rút ra là kết quả của một người có tay nghề kém cỏi.[13] Ngoài ra, ông tìm cách tách châm cứu khỏi chiêm tinh họcbói toán. Ông không nghĩ về thời gian theo thuyết âm dương, coi truyền thống đối xử nam nữ trái phải tương ứng chỉ là mê tín dị đoan.[7] Điều quan trọng là ông không dùng kim xỏ dây và dao mổ, thay vào đó ông thực hiện châm cứu với kim bằng kim loại dạng sợi mà ngày nay được sử dụng khắp nơi.[7]

Theo Alexandra Dimitrova, Thừa Đạm An được mệnh danh là "cha đẻ của châm cứu cận đại".[3] Bridie Andrews viết trong The Making of Modern Chinese Medicine (2014): "Thừa Đạm An đã giúp châm cứu Trung Quốc thoát khỏi sự mê tín và lãng quên, mở đường cho châm cứu khoa học nhằm nâng cao vị thế của y học Trung Quốc nói chung, như nó đã làm trong thời kỳ cộng sản."[6]

Liên quan